Hiện nay, trên thị trường có đa dạng chất liệu in tem nhãn. Mỗi chất liệu sử dụng cho loại tem nhãn hàng hóa khác nhau để đáp ứng tốt yêu cầu. Đồng thời giúp doanh nghiệp giới thiệu sản phẩm hiệu quả và kích thích nhu cầu mua sắm của khách hàng.
Tuy vậy, các doanh nghiệp đã chọn được chất liệu in tem nhãn phù hợp với hàng hóa mà đơn vị mình sản xuất chưa? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ở dưới đây để chọn được chất liệu tem nhãn phù hợp nhé!
Bật mí những chất liệu in tem nhãn bạn nên biết
Tem nhãn là yếu tố quan trọng trong kinh doanh vì giúp người mua nhận biết được sản phẩm của một thương hiệu. Tem nhãn được làm từ nhiều chất liệu và mỗi chất liệu có ưu nhược điểm khác nhau. Dưới đây sẽ chia sẻ những chất liệu in tem nhãn được sử dụng rộng rãi trên thị trường, bạn hãy tham khảo nhé!
- Decal giấy: Đây là chất liệu được làm bằng giấy bóng sáng và mặt sau có keo dính. Chất liệu này không tồn tại được trong thời tiết khắc nghiệt và sử dụng để dán lên sản phẩm có thời hạn sử dụng ngắn.
- Decal PE mạ kim loại: là chất liệu có lớp mạ crom và có 2 bề mặt là mờ – bóng. Ưu điểm của chúng là khả năng chịu nhiệt tốt, không thấm nước và bền trong môi trường có nhiệt độ cao.
- Decal PP trong: Đây là chất liệu in tem nhãn có thể nhìn xuyên thấu được, không thấm nước. Nó được sử dụng để tạo ra tem nhãn chống ăn mòn và chống oxy hóa.
- Decal giấy bạc – phản quang: Đây là loại decal được mạ một lớp kẽm kim loại có tính chất phản quang. Nó có cấu tạo gồm 4 lớp là lớp phủ màu, lớp tráng bạc, lớp phủ keo và lớp bảo vệ keo.
- Decal nhựa pvc: Đây là loại decal có độ bóng, độ bền cao và chống thấm nước tốt. Ngoài ra, nó còn chịu được nhiệt độ quá cao, ẩm ướt và dùng cho các sản phẩm chịu nhiều va chạm.
Cách chọn chất liệu in tem nhãn phù hợp với từng hàng hóa
Tuỳ vào sản phẩm doanh nghiệp kinh doanh mà bạn sẽ lựa chọn được chất liệu in tem nhãn phù hợp. Từ đó đảm bảo tốt tính thẩm mỹ và thể hiện được phong cách làm việc chuyên nghiệp của doanh nghiệp.
- Đối với sản phẩm thực phẩm đông lạnh, bạn nên chọn tem nhãn decal pvc bạc. Bởi đây là chất liệu có độ bám dính tốt và chịu được độ ẩm cao.
- Đối với những thực phẩm có thời hạn sử dụng tương đối ngắn như mỳ tôm, chai lọ đựng gia vị thì bạn nên chọn tem nhãn decal giấy.
- Đối với hộp đựng bánh kẹo thì bạn có thể chọn tem nhãn decal giấy hoặc decal nhựa.
- Đối với sản phẩm có background ấn tượng thì bạn hãy chọn decal PP trong.
- Đối với sản phẩm kho và thường xuyên vận chuyển thì bạn nên chọn chất liệu tem nhãn decal nhựa.
- Đối với tem nhãn dán lên phương tiện xe cộ thì bạn hãy chọn decal pvc.
- Đối với tem bảo hành, chống hàng giả thì bạn hãy sử dụng chất liệu decal vinyl vỡ.
Trên đây đã chia sẻ về cách chọn chất liệu in tem nhãn phù hợp với từng hàng hóa. Hy vọng doanh nghiệp đã chọn được chất liệu để in tem nhãn phù hợp nhằm mang lại hiệu quả marketing cao.
Trường hợp doanh nghiệp vẫn chưa chọn được chất liệu tem nhãn nào thì hãy liên hệ với công ty In Ấn Kiến An Phát theo https://kienanphat.net/. Các nhân viên chuyên nghiệp, tận tâm của chúng tôi sẽ tư vấn chất liệu in tem nhãn phù hợp và cung cấp cho bạn dịch vụ chất lượng tốt nhất.