Trẻ lười ăn là vấn đề tâm lý ở trẻ khiến việc ăn uống không thực sự hấp dẫn với trẻ. Lười ăn lâu ngày sẽ gây nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của trẻ, đặc biệt các bé đang trong thời kỳ phát triển và hấp thu dưỡng chất. Hiểu biết cụ thể về vấn đề lười ăn ở trẻ sẽ giúp phụ huynh cải thiện tình hình hiệu quả cho trẻ. Chia sẻ dưới đây sẽ là tham khảo hữu ích cho các phụ huynh lần đầu nuôi con.
Nguyên nhân và ảnh hưởng nghiêm trọng khi trẻ lười ăn lâu ngày
Vấn đề lười và chán ăn lâu ngày không phải là vấn đề hiếm ở nhiều trẻ nhỏ, kể cả người lớn. Nhưng ảnh hưởng của các rối loạn ăn uống ở trẻ nhỏ sẽ nghiêm trọng hơn khi cơ thể bé đang trong thời kỳ phát triển cần nhiều dưỡng chất cho cơ thể. trẻ biếng ăn lâu ngày do:
- Thiếu hụt dưỡng chất lâu ngày khiến trẻ khó hấp thu hay có hứng thú với đồ ăn, chán ăn, không cảm giác ngon miệng. Đa phần do thiếu hụt kẽm và selen – 2 nguyên tố vi lượng kích thích ngon miệng. Khiến việc ăn uống chỉ là đối phó với trẻ nhỏ.
- Do chế độ dinh dưỡng kém phong phú và không đa dạng của phụ huynh khiến bé cảm thấy nhàm chán, không hứng thú với ăn uống.
- Trẻ có sức đề kháng yếu, mệt mỏi, lười vận động… khiến cơ thể mệt mỏi, bệnh lý chán ăn, rối loạn ăn uống.
Các vấn đề rối loạn càng lâu càng khiến các bé trở nên suy nhược về cơ thể. Hệ tiêu hóa không hoạt động hiệu quả, giảm hấp thụ hay gần như bằng không. Thiếu dưỡng chất là nguyên nhân gây ra các vấn đề bệnh lý của cơ thể khá nghiêm trọng:
- Trẻ suy dinh dưỡng nặng, ăn nhiều cũng không thể hấp thu, còi xương, thấp lùn. Trí não không phát triển toàn diện, tiếp thu chậm so với độ tuổi. Ảnh hưởng nhiều hơn khi trẻ bắt đầu đến trường.
- Trẻ không có đủ sức đề kháng dễ bị nhiễm bệnh, hệ miễn dịch yếu thường xuyên mệt mỏi trong người ảnh hưởng đến hoạt động và sinh hoạt hàng ngày của trẻ.
- Trẻ biếng ăn mệt mỏi, lười vận động, ngại giao tiếp, cáu gắt thường xuyên.
Kích thích trẻ ăn uống và hấp thu hiệu quả
Kích thích trẻ ăn uống hiệu quả không phải là vấn đề đơn giản. Phụ huynh cần có hiểu biết rõ ràng vềnguyen nhan tre bieng an mà con đang gặp phải, đồng thời có kế hoạch cụ thể và kiên trì để thay đổi thói quen ăn uống của con.
- Xây dựng chế độ thức ăn đa dạng, khoa học. Khiến bé không cảm giác nhàm chán với các món ăn. Có thể chế biến món ăn thật ngộ nghĩnh để kích thích sở thích ăn uống của trẻ.
- Tăng cường sức khỏe đường tiêu hóa bằng cách bổ sung men vi sinh đường ruột, sữa chua lợi khuẩn, thức ăn dễ tiêu, dễ hấp thu.
- Kích thích bé bằng những cuộc đua. Tùy từng độ tuổi mà phụ huynh kích thích theo sở thích của trẻ. Nhưng tránh tạo thói quen xấu cho trẻ khi ăn uống, mất tập trung, ăn quá lâu. Không ép bé khi bé đã phản kháng với các món ăn.
- Cho bé tham gia các hoạt động thể thao, tiêu hao năng lượng kích thích thèm ăn.
Phụ huynh cần nắm rõ vấn đề mà con mình đang gặp phải để có giải pháp khắc phục vấn đề hiệu quả. Bởi, mỗi trẻ sẽ có những vấn đề khác nhau và nhiều cách giải quyết khác. Vấn đề lười ăn lâu ngày không được giải quyết, phụ huynh cần có sự tư vấn từ chuyên gia dinh dưỡng để tìm hiểu các vấn đề biếng ăn ở trẻ từ bên trong và giúp bé thoát khỏi tình trạng nguy hiểm này.