Kỹ thuật đúc tượng bằng đồng gia truyền

25.kỹ Thuật đúc Tượng đồng Gia Truyền.1

Đúc tượng đồng là một nghề thủ công truyền thống có từ xa xưa của ông cha ta. Đây là nghề yêu cầu sự tỉ mỉ, cần thận. Khi nhìn thấy một sản phẩm tượng đồng có bao giờ bạn tự hỏi chúng được làm ra như thế nào không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về kỹ thuật đúc tượng bằng đồng gia truyền nhé.

Quy trình đúc tượng đồng gia truyền

Nguyên tắc cơ bản của đúc tượng bằng đồng là nấu chảy nguyên liệu rồi đổ vào khuôn tạo ra sản phẩm. Nói thì đơn giản như vậy song thực tế khá cầu kỳ, phức tạp bao gồm các bước sau:

  • Tạo mẫu. Mẫu để đúc tượng đồng được tạo ra từ các nguyên liệu như đất sét, thạch cao. Đây là công đoạn quan trọng yêu cầu tính kỹ thuật, mỹ thuật cao. Phải là những nghệ nhân giàu kinh nghiệm, có con mắt thẩm mỹ cao, khéo tay thì mới làm được bởi vật mẫu như thế nào thì sau này sản phẩm làm ra sẽ giống y hệt như vậy.
  • Làm khuôn. Khuôn để đúc tượng đồng gia truyền thời Đông Sơn trở về trước sử dụng đá. Sau thời kỳ Đông Sơn thì nguyên liệu làm khuôn thường làm bằng đất sét, than chấu, giấy gió. Khuôn có hai phần là khuôn nửa (khuôn mang cá, khuôn hai mảnh) và cốt bên trong (thao). Khuôn được nung nóng ở nhiệt độ 7000C sau đó căn chỉnh độ dày mỏng, lau nhẵn quét sơn chịu nhiệt rồi lại nung tiếp ở 5000 C để đảm bảo không còn nước trong đất, sản phẩm sẽ không bị khuyết, rỗ.

  • Nấu đồng. Nguyên liệu đúc tượng đồng được lựa chọn kỹ càng không lẫn tạp chất và được nấu ở nhiệt độ 12000 Khi đồng chảy thành nước thì pha thêm thiếc, chì, kẽm theo đúng tỉ lệ tùy theo sản phẩm đặt trong nhà hay ngoài trời. Khi rót nguyên liệu vào khuôn phải rót từ từ, đều tay sao cho nguyên liệu chảy kín hết mọi chi tiết hoa văn nhỏ. Ngoài nguyên liệu đồng thì còn sử dụng thêm nguyên liệu khác là vàng, bạc để đúc chuông, khánh cho âm thanh ngân nga, vang xa mà lại trong trẻo.
  • Làm nguội và hoàn thiện sản phẩm là khâu cuối cùng của việc đúc tượng đồng gia truyền.

Khi khuôn nguội, dỡ khuôn để lấy sản phẩm ra chỉnh sửa đánh bóng để cho từng chi tiết, hoa văn nhỏ được sắc nét, tỉ mỉ. Thảnh phẩm phải đạt tới độ sáng bóng, đồng sóng đồng khí thì mới đạt yêu cầu về chất lượng và mẫu mã. Sau khi mài dũa, đánh bóng thì phải làm màu cho sản phẩm. Mỗi sản phẩm lại có một yêu cầu khác nhau về làm màu như chạm, ghép, đánh bóng, phủ màu cho phù hợp. Để cho sản phẩm tượng đồng được bền màu, đẹp, bền vững qua mưa nắng thì phải sơn phủ ra ngoài cùng một lớp sơn để bảo vệ.

Ở đâu có nghề đúc tượng đồng gia truyền?

Nước ta có nhiều nơi đúc tượng đồng gia truyền như: làng đúc đồng Đền Cầu, làng Đại Bái- Bắc Ninh; làng Lộng Thượng – Văn Lâm, Hưng Yên; làng nghề Tân Hòa Đông, Hòa Hưng ở Thành phố Hồ Chí Minh….

Nếu bạn muốn sở hữu một bức tượng đồng được đúc theo kiểu truyền thống? Hãy đến với cơ sở đồ đồng Thành Phát, thôn Lộng Thượng, xã Đại Đồng, huyện Văn Lâm, Hưng Yên. Đây là một cơ sở đúc tượng đồng ở 63 tỉnh thành gia truyền lâu năm, với uy tín và chất lượng cao được nhiều người biết đến. Sản phẩm tượng đồng của thành phát có mẫu mã đa dạng, giá cả hợp lý và chất lượng tốt, bảo hành dài hạn. Chắc chắn bạn sẽ hài lòng khi đến với tượng đồng của Thành Phát

Thành Phát là một địa chỉ thực sự tin cậy nếu bạn muốn có cho mình một pho tượng đồng để trang trí, thờ cúng hay làm quà biếu, tặng. Hãy liên hệ ngay với đồ đồng Thành Phát để được tư vấn tốt nhất.

Đồ Đồng Mỹ Nghệ Thành Phát

Hotline 0963514966, 0963523786.

Hà Nội: 136 Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa Hà Nội

Đà Nẵng: 128, Nguyễn Tri Phương, Thanh Khê- Đà Nẵng

Tp Hồ Chí Minh: 524B Đường An Dương Vương, phường 9, Quận 5, Tp Hồ Chí Minh

“Chữ Tín Quý Hơn Vàng”.